Khơi dòng vốn phát triển kinh tế nông thôn

Thứ năm - 17/08/2023 20:13
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã “ra đồng” cùng nông dân, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục khơi dòng vốn để tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn.
Tín dụng chính sách giúp hộ Hồ Đức Trị (thôn Tân Phú, xã Tam Phước, Phú Ninh) đầu tư nuôi heo hiệu quả. Ảnh: VIỆT NGUYỄN
Tín dụng chính sách giúp hộ Hồ Đức Trị (thôn Tân Phú, xã Tam Phước, Phú Ninh) đầu tư nuôi heo hiệu quả. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Đòn bẩy từ vốn vay

Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Phú Ninh hồi tháng 4/2022, đến nay ông Hồ Đức Trị (thôn Tân Phú, xã Tam Phước, Phú Ninh) đã đầu tư nuôi 60 con heo thương phẩm trong chuồng trại kiên cố. Các lứa heo nối tiếp xuất bán giúp ông Trị có sinh kế ổn định và ngày một mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp hóa.

“Tín dụng chính sách có ưu việt là trả nợ theo kỳ với lãi suất thấp nên giảm áp lực khi vay. Có nguồn vốn, tôi đầu tư nuôi heo sạch theo hướng VietGAP, vệ sinh sạch sẽ, áp dụng kỹ thuật bài bản nên đạt hiệu quả” - ông Trị nói.

Cùng với ngân hàng chính sách, 2 tổ chức tín dụng khác cũng tiếp vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân là Agribank Quảng Nam và LienVietPostBank Quảng Nam. Hội Nông dân tỉnh đang nhận ủy thác vốn chính sách với tổng dư nợ 2.155 tỷ đồng cho vay 45.948 hộ; nhận vốn Agribannk Quảng Nam hơn 635,5 tỷ đồng cho vay 6.309 hộ; nhận hơn 86,4 tỷ đồng của LienVietPostBank tỉnh cho nông hộ vay vốn ở 145 tổ tiết kiệm và vay vốn của 94 xã thuộc 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.

Vốn vay ưu đãi đang giúp nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phú Ninh xây dựng mô hình kinh tế. Bà Nguyễn Thị Trang - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Ninh cho biết, đến nay tổng dư nợ cho vay đạt mức 325 tỷ đồng.

Với 12 chương trình tín dụng lãi suất thấp triển khai đã giúp 7.584 hộ nghèo, chính sách tiếp cận vốn đề đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; trong đó có những chương trình thiết thực, hiệu quả vượt trội như cho vay giải quyết việc làm; cho vay đầu tư công trình nước sạch, vệ sinh môi trường hay cho vay học sinh, sinh viên đến trường.

“Từ nguồn vốn vay lãi suất thấp, người dân làm ăn hiệu quả. Chúng tôi tiếp tục áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm đưa vốn ưu đãi đến nhiều hộ gia đình. Tín dụng chính sách là cầu nối để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn” - bà Trang nói.

Bà Lê Thị Minh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, đơn vị yêu cầu các cấp hội ở huyện, xã nắm bắt nhu cầu vốn vay của hội viên nông dân, phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng để tiếp vốn vay xây dựng mô hình kinh tế.

Đến nay, hầu hết người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, qua đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. “Các tổ chức tín dụng đã đồng hành với nông dân để phát huy giá trị nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh” - bà Tâm nói.

Cần giải quyết điểm vướng

Tuy đạt được nhiều kết quả nhưng việc mở “cánh cửa” tín dụng vào nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều điểm vướng. Khác với tín dụng chính sách, vốn thương mại đến với nông dân cần nhiều thủ tục, khó xét duyệt cho vay; đánh giá tài sản đảm bảo đối với khoản vay còn thấp (chủ yếu là ruộng).

Hơn nữa, các ngân hàng thương mại vẫn còn tâm lý ngại cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do đây là lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ; sản xuất theo chuỗi giá trị, các mô hình liên kết còn chậm phát triển... Các khó khăn này làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh nên việc đưa nguồn tín dụng vào nông nghiệp còn nhiều điểm nghẽn.

Bà Lê Thị Minh Tâm cho rằng, hiện nay công tác phối hợp triển khai thực hiện nguồn vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ còn nhiều bất cập. Nông dân khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất nên đề nghị các cơ quan trung ương có chỉ đạo đồng bộ để triển khai thực hiện Nghị định 55 đem lại hiệu quả cao hơn nữa.

Nhiều ngân hàng thương mại còn yêu cầu người vay phải mua thêm các loại hình bảo hiểm nên càng làm khó khăn trong việc phát triển nguồn tín dụng dành cho lĩnh vực này.

Đại bộ phận nông dân rất khát vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nên đề nghị các ngân hàng thương mại mở rộng các chương trình, điều kiện vay vốn để nông dân được tiếp cận nhiều hơn. Đó cũng là cách giúp hội viên nông dân không phải “dây dưa” đến tín dụng đen làm ảnh hưởng đến đời sống nông dân và mất ổn định xã hội.

Ông Phạm Trọng - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam cho rằng, tam nông là một trong các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong đầu tư và mở rộng tín dụng.

Để khơi thông tín dụng ở địa hạt này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng, triển khai các sản phẩm tín dụng mới phù hợp với nông dân và đặc thù của sản xuất nông nghiệp; triển khai kịp thời các quy định mới về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp tại Nghị định 116 của Chính phủ; cải tiến quy trình, thủ tục tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
documentContent?dDocName=PORTAL073760
documentContent?dDocName=PORTAL335266
documentContent?dDocName=PORTAL335269
documentContent?dDocName=PORTAL073638
documentContent?dDocName=PORTAL073639
ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC

qoffice
email
caicach
Ảnh hoạt động
images1481530-TNB-2370-01.jpg149432558582938-tam-phu-c-3.gif12-44-19-1.jpg
VIDEO - ÂM NHẠC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây